Nhiều người thắc mắc Có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt chính trong văn học? Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com/ sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Gập bụng 100 cái tốn bao nhiêu calo?
- Tập plank mỗi ngày bao nhiêu lần?
- Con người mất bao nhiêu lít máu thì chết?
Có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt chính trong văn học?
Đôi nét về văn học:
Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.
Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình,…)
Có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt chính trong văn học?
Trong văn học, hiện nay có 6 loại phương thức biểu đạt chính đó là: hành chính – công vụ, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, tự sự….
Đối với tự sự:
Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
Ví như là câu chuyện tấm cám: “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
Đối với miêu tả:
Dùng từ ngữ để miêu tả sự vật – hiện tượng để người đọc có thể hình dung ra được những cảnh vật – khung cảnh như trước mắt họ hay nhận biết qua thế giới nội tâm của mỗi người.
Ví dụ như: Trong một buổi đêm trăng thanh gió mát, tiếng gió rì rào dưới rặng tre, tiếng suối chảy róc rách bên cửa sổ khiến cho lòng ta cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn…
Đối với biểu cảm:
Dùng từ ngữ để thể hiện cảm xúc, bộc lộ tình cảm của mình đối với những người nghe – người đọc. Biểu cảm là 1 nhu cầu cuộc sống của con người mà ai cũng cần phải có.
Ví dụ: Nhớ ai mà nhớ nôn nao, nhớ da nhớ diết khiến lòng quặn đau…
Đối với thuyết minh:
Dùng từ ngữ để giảng dạy, giới thiệu, cung cấp, chỉ cho những người đọc – người nghe các sự vật – hiện tượng khi họ chưa biết hay chưa nhận ra…
Ví dụ: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
Đối với nghị luận:
Dùng để bàn bạc những điều phải trái – đúng sai nhằm bộc lộ ý kiến cá nhân – quan điểm – thái độ của người nói hay người viết, sau đó dẫn dắt và thuyết phục họ đồng tình và theo ý kiến của mình.
Ví dụ: “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
Đối với hành chính – công vụ:
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…).
Ví dụ:
“Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Qua bài viết Có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt chính trong văn học? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
có mấy phương thức biểu đạt
có mấy loại phương thức biểu đạt
có bao nhiêu phương thức biểu đạt trong văn học
có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt
có bn phương thức biểu đạt
có tất cả bao nhiêu phương thức biểu đạt
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com