Nhiều người thắc mắc Bài toán tính theo phương trình hóa học 8 hay nhất Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com/ sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Bài toán tính lãi suất ngân hàng có đáp án khó nhất
- Công thức tính U hãm chuẩn nhất là gì?
- Công thức tính oxy chuẩn nhất là gì?
Bài toán tính theo phương trình hóa học 8 hay nhất
Đôi nét về phương trình hóa học:
Phương trình hóa học (hay Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học) là một phương trình gồm có hai vế nối với nhau bởi dấu mũi tên từ trái sang phải, vế trái biểu diễn các chất tham gia phản ứng, vế phải biểu diễn các chất thu được sau phản ứng, tất cả các chất đều được viết bằng công thức hoá học của chúng và có những hệ số phù hợp đặt trước công thức hoá học đó để bảo đảm đúng định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học được viết ra đầu tiên bởi Jean Beguin vào năm 1615.
Cách tạo ra một phương trình hoá học
Để có một phương trình hoá học trước hết ta phải có sơ đồ biểu thị phản ứng giữa các chất bằng chữ.
Ví dụ về sơ đồ: Khí hiđro + Khí oxi → Nước
Bước 1: Viết sơ đồ biểu thị phản ứng bằng chữ về sơ đồ biểu thị phản ứng bằng công thức hoá học bằng cách thay tên các chất bằng công thức hoá học đúng của chúng.
Sau khi chuyển đổi: H2 +O2 – – – → H2O
Bước 2: Cân bằng số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố hoá học ở hai vế để đảm bảo định luật bảo toàn khối lượng chỉ bằng cách thêm hệ số thích hợp trước công thức hoá học của các chất.
Xét sơ đồ: H2 +O2 – – – → H2O
Vế trái và vế phải đều có 2 nguyên tử H; nhưng vế trái có 2 nguyên tử O và vế phải chỉ có 1 nguyên tử O, vậy chúng ta sẽ tạo ra 1 nguyên tử O ở vế phải bằng cách nhân đôi phân tử H2O:
H2 +O2 – – – → 2 H2O
Sau khi thêm, vế trái và vế phải đều có 2 nguyên tử O; nhưng vế trái có 2 nguyên tử H và vế phải có tới 4 nguyên tử H, vậy chúng ta sẽ tạo ra 2 nguyên tử H ở vế trái bằng cách nhân đôi phân tử H2O
2 H2 +O2 – – – → 2 H2O
Sau khi thêm, vế trái và vế phải đều có 4 nguyên tử H và cũng đều có 2 nguyên tử O, vậy chúng ta đã cân bằng xong số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố hoá học ở hai vế.
Bước 3: Sau khi cân bằng xong, ta chỉ cần thay dấu mũi tên nét đứt bằng dấu mũi tên nét liền nối giữa hai vế.
2 H2 +O2 → 2 H2O
Bài toán tính theo phương trình hóa học 8 hay nhất
Dạng toán giải đáp:
Bài 1
Kẽm tác dụng với axit sunfuric theo sơ đồ sau:
Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2
Có 13 g kẽm tham gia phản ứng. Tính:
a) Khối lượng axit tham gia phản ứng.
b) Khối lượng muối ZnSO4 tạo thành.
c) Thể tích khí hidro thu được sau phản ứng (đktc).
Bài 2
Người ta nung canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao, thu được canxi oxit (CaO) và 5,6 lít khí cacbonic (CO2).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng CaO thu được sau phản ứng.
Bài 3
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí oxi, người ta nung nóng 73,5 g muối KClO3 ở nhiệt độ cao, thu được muối KCl và khí oxi.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng muối KCl.
c) Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc).
Bài 4
Đốt cháy 13,5 g Al trong bình chứa khí oxi thu được Al2O3.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng Al2O3 thu được sau phản ứng.
c) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc).
Bài 5
Cho cây đinh sắt vào dung dịch axit clohidric HCl, sau phản ứng thu được muối FeCl2 và 8,96 lít khí hidro (đktc).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng.
Bài 6
PT nhiệt phân theo sơ đồ sau:
Sample picture
a) Tính thể tích khí oxi (đktc) thu được khi nhiệt phân 31,6 g KmnO4.
b) Tính khối lượng CuO được tạo thành khi cho lượng khí oxi sinh ra ở trên tác dụng hết với Cu.
Dạng toán trắc nghiệm:
Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất
A. 2,4 g
B. 9,6 g
C. 4,8 g
D. 12 g
Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol
B. 0,1 mol
C. 0,001 mol
D. 2 mol
Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
A. 0,04 mol
B. 0,01 mol
C. 0,02 mol
D. 0,5 mol
Câu 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml
B. 22,4 ml
C. 2, 24.10-3 ml
D. 0,0224 ml
Câu 5: Cho 13,7 g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng
A. 3,2 g
B. 1,6 g
C. 6,4 g
D. 0,8 g
Câu 6: Cho 98 g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó
A. 4,8 l
B. 2,24 l
C. 4,48 l
D. 0,345 l
Câu 7: Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 l khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư
A. Zn
B. Clo
C. Cả 2 chất
D. Không có chất dư
Câu 8: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng
A. 2,45 g
B. 5,4 g
C. 4,86 g
D. 6,35 g
Câu 9: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol
A. CO và 0,5 mol
B. CO2 và 0,5 mol
C. C và 0,2 mol
D. CO2 và 0,054 mol
Câu 10: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được sắt (II) oxit. Tính mFeO và VO2
A. 1,344 g và 0,684 l
B. 2,688 l và 0,864 g
C. 1,344 l và 8,64 g
D. 8,64 g và 2,234 ml
Lời giải trắc nghiệm:
[bg_collapse view=”button-orange” color=”#4a4949″ expand_text=”Xem đáp án” collapse_text=”Ẩn đáp án” ] 1.C | 2.B | 3.A | 4.C | 5.B6.C | 7.B | 8.D | 9.B | 10.C
[/bg_collapse]
Qua bài viết Bài toán tính theo phương trình hóa học 8 hay nhất của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
dạng bài tập tính theo phương trình hóa học 8
bài toán tính theo phương trình hóa học lớp 8
cách giải bài toán theo phương trình hóa học
bài toán tính theo phương trình hóa học lớp 9
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com