Thủy ngân có độc không? có phải kim loại không?

Nhiều người thắc mắc Thủy ngân có độc không? có phải kim loại không? Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com sẽ giải đáp điều này.

Nội dung thu gọn

Thủy ngân có độc không? có phải kim loại không?

Thủy ngân có phải kim loại không?

Thủy ngân là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg (từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum, tức là thủy ngân (hay bạc lỏng)) và số nguyên tử 80. Là một kim loại nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất thần sa.

Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.

Thủy ngân tạo ra hỗn hống với phần lớn các kim loại, bao gồm vàng, nhôm và bạc, đồng nhưng không tạo với sắt. Do đó, người ta có thể chứa thủy ngân trong bình bằng sắt. Telua cũng tạo ra hợp kim, nhưng nó phản ứng rất chậm để tạo ra telurua thủy ngân. Hợp kim của thủy ngân được gọi là hỗn hống.

Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, hoạt động hóa học kém kẽm và cadmium. Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +1 và +2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị +3 tồn tại.

Thủy ngân có độc không? có phải kim loại không?

Thủy ngân có độc không?

Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.

Tại các gia đình, Thủy ngân thường được thấy trong các loại nhiệt kế.

Khi nhiệt kế vỡ, chúng ta nên làm:

– Thông gió cho căn phòng bằng cách mở cửa sổ, ví dụ – để cửa sổ mở trong ít nhất 15 phút
– Ra khỏi phòng trong khi thông gió cho phòng, không cho trẻ em và vật nuôi vào phòng.
– Đi găng tay cao su hoặc găng tay ni lông và thay quần áo cũ trước khi dọn các hạt thủy ngân và kính vỡ
– Nhặt các mảnh kính thật cẩn thận và cho chúng vào túi hoặc hộp đựng bằng nhựa.
– Thu gom các hạt thủy ngân đổ ra bằng một chiếc thẻ mỏng hoặc bằng một dải băng keo – bạn cũng có thể sử dụng chai nhựa rỗng để hút chúng lên, ví dụ như một chai nước giặt đã dùng hết.
– Các hạt thủy ngân hạt phản chiếu ánh sáng, vì vậy bạn có thể sử dụng ánh lửa để tìm những hạt khó phát hiện
– Cho chiếc thẻ (hoặc chai) và các hạt thủy ngân vào các túi nhựa
– lau sạch vùng bị đổ bằng một miếng giẻ ẩm, sau đó cho miếng giẻ chung vào túi và dán kín.
– Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24 giờ sau khi dọn sạch thủy ngân tràn.

Thủy ngân đổ lên bề mặt thấm hút, như thảm và nệm, có thể khó dọn sạch. Trong những trường hợp này, nên liên lạc với cơ quan y tế môi trường địa phương. Những khu vực bị ảnh hưởng có thể cần phải dọn dẹp và xử lý đặc biệt.

Lưu ý rằng:

– Không cho túi đã dán kín vào thùng rác của gia đình, vì thủy ngân được phân loại là chất thải độc hại
– Không dùng tay trần để chạm vào thủy ngân
– Không sử dụng máy hút bụi
– Cố gắng không tạo ra bụi – nếu có bụi, tránh hít phải nó.
– Không đổ thủy ngân xuống bồn rửa hoặc cống.
– Không quét thủy ngân bằng chổi
– Không giặt quần áo dính thủy ngân trong máy giặt – hãy cho chúng vào túi dán kín và vứt bỏ.

Những triệu chứng khi hít phải thủy ngân:

– Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
– Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.
– Nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
– Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
– Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Khi mắc phải các dấu hiệu trên, đừng chần chừ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám chữa trị. Tránh để lâu có thể khiến bạn bị nặng thêm.

Qua bài viết Thủy ngân có độc không có phải kim loại không? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Đánh giá bài viết

About admin

Chiêm bao 69 chuyên trang giải đáp thắc mắc số đề - tâm linh - giấc mơ. Nếu có nhu cầu hợp tác đặt textlink hay Guest Post hãy liên hệ email: [email protected] Xin cảm ơn.

Check Also

Nguyên tố 51 trên facebook, tiktok là gì?

Nguyên tố 51 trên facebook, tiktok là gì?

Nhiều người thắc mắc Nguyên tố 51 trên facebook, tiktok là gì? Bài viết hôm …

Leave a Reply

This will close in 0 seconds

error: Content is protected !!