Nhiều người thắc mắc Muốn nuôi dê thì cần tổng cộng bao nhiều vốn? Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com/ sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
Muốn nuôi dê thì cần tổng cộng bao nhiều vốn?
Đôi nét về dê:
Dê là loài động vật nhai lại là loài gia súc, có sau chó và có lẽ cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ, và là một đối tượng của việc chăn nuôi gia súc lấy sữa. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu Phi đến những vùng lạnh như châu u, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.
Ngoài ra dê còn được phân làm hai nhóm là dê hoang và dê nhà:
Dê hoang hay dê núi, dê rừng sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi…
Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó… Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê.
Muốn nuôi dê thì cần tổng cộng bao nhiều vốn?
Để nuôi dê trước mắt bạn cần trang bị kỹ lưỡng cho bản thân thật nhiều kiến thức cùng với đó là luôn tìm hiểu các kiến thức – học tập tận nơi từ những người nuôi dê chuyên nghiệp để tránh việc “hứng” lên là nuôi mà không cần quan tâm các kỹ thuật hay bệnh mà dê hay mắc phải dễ mất tiền vô ích.
Với những người mới hay có điều kiện kinh tế thấp thì khi mới nuôi chỉ cần có nguồn vốn nhỏ tầm khoảng 7-10 triệu đồng là được. Với số vốn đó bạn có thể mua 1 cặp dê giống vài tuần tuổi để về nuôi, và nuôi từ 1-2 năm thì dê sẽ sinh sản, mỗi năm 2 lứa và mỗi lứa từ 1-2 con. Từ đó dần dần bạn phát triển dần dần lên.
Nếu trong điều kiện tốt, và thức ăn đạt chuẩn thì sau 6 tháng nuôi dê có thể đạt trọng lượng từ 25-30kg và có thể xuất chuồng. Và mỗi ký thịt dê bạn có thể bán từ 120.000/kg.
Cách chuẩn bị chuồng trại để nuôi dê:
Để nuôi dê, trước mắt bạn nên xác định khu vực sinh sống của mình có thể nuôi dê không, nếu ở thành thị thì nên cẩn trọng vì có thể gây ảnh hưởng đến hàng xóm, nhưng nếu ở quê hay các vùng núi thì bạn có thể thoải mái. Tuy nhiên, cần chú ý xây dựng chuồng trại theo kỹ thuật 1 cách chính xác.
Bước 1: Làm hàng rào
Khi làm hàng rào, nên rào riêng dê đực tránh các trường hợp dê đực gây mang thai ngoài kế hoạch cho đàn dê cái, cùng với đó là khi chúng dữ có thể gây ra nhiều điều không tốt. Vì thế mà hàng rào phải cao hơn 1,5m và lưới phải chắc chắn không dùng các thanh chắn vì chúng có thể tựa đà để nhảy ra ngoài.
Bước 2: Làm chuồng
Khí hậu Việt Nam ôn đới nên dễ dàng nuôi dê, tuy nhiên với những nơi vùng núi thì nên làm chuồng kỹ. Chỉ cần làm chuồng rộng rãi – thoáng mát mùa hè thoáng mát và mùa đông thì giữ ấm tốt cho dê là được.
Dê không thích nơi ẩm ướt cũng như nơi tồn đọng nước, vì thế khi làm chuồng trại bạn nên để sàn ở nơi cao và sàn thì lót gỗ miếng cách nhau để phân rơi xuống dưới dễ dàng dọn sạch cũng như khi vệ sinh chuồng cũng dễ dàng hơn. Mỗi tuần bạn nên vệ sinh chuồng trại 1-2 lần để dê cảm thấy thoái mái và ngăn ngừa được nhiều dịch bệnh.
Bước 3: Thức ăn
Dê là loài động vật ăn tạp, chúng sẽ ăn bất cứ loại thực vật nào chúng thấy vì thế mà nếu nuôi thả quanh nhà bạn nên cần cẩn trọng các loại cây có mùi hắc như cây bông tai, dương xỉ diều hâu hoặc lá anh đào dại là những cây có thể độc đối với dê.
Nếu nuôi trong chuồng thì bạn có thể cho dê ăn cỏ hằng ngày, nhưng mỗi tuần nên cho chúng ăn 1-2 bữa ngũ cốc để thay đổi khẩu vị cũng như giúp chúng có thể sức khỏe để ngăn ngừa 1 số bệnh lý.
Bước 4: Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi – tiêm chủng đầy đủ
Tuy dê là loại có sức đề kháng mạnh nhưng bạn cũng nên cẩn trọng 1 vài loại bệnh hay gặp ở dê và tiêm ngừa đầy đủ cho dê mỗi chu kỳ. Bên cạnh đó là luôn tham gia các khóa học tập ở địa phương hoặc trên mạng để luôn nạp kiến thức vào bản thân để giúp đàn dê của mình đạt chất lượng tốt nhất.
Qua bài viết Muốn nuôi dê thì cần tổng cộng bao nhiêu vốn? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com