Nhiều người thắc mắc Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ trong văn học? Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com/ sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Câu hỏi đáp có bao nhiêu tháng 28 ngày lời giải là gì?
- Có bao nhiêu loại phương thức biểu đạt chính trong văn học?
- Gập bụng 100 cái tốn bao nhiêu calo?
Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ trong văn học?
Đôi nét về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ trong văn học?
Hiện tại có 6 phong cách ngôn ngữ trong văn học hiện nay gồm:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
Tùy thuộc vào từng phong cách ngôn ngữ mà nó sẽ có những đặc trưng riêng biệt như:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
- Đặc trưng:
- Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…
- Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
- Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
- Đặc trưng:
- Tính hình tượng:
Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.
Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng khác, ngoài sự vật hiện tượng được miêu tả trực tiếp đó => Hệ quả: tính đa nghĩa, tính hàm súc.
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…
- Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
- Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm
Phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là ngôn ngữ đặc trưng được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện được rõ quan điểm của người nói và người viết phải thể hiện được rõ nội dung về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở.
Vì vậy, ngôn ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, đi sâu vào trong tâm, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, rõ ràng, tránh viết câu phức tạp nhiều nghĩa, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận sẽ hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, rành mạch, rõ ràng
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện những lí lẽ đưa ra, giọng văn phải hùng hồn,rõ ràng, cảm xúc, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :
– Những nội dung liên quan đến những sự kiện, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…
- Có quan điểm của người nói/ người viết
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị
– Được trích dẫn thông qua trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
Phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Tính khái quát, tính trừu tượng VBKH:
- Ngôn ngữ khoa học sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong ngành khoa học và dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
- Kết cấu văn bản: mang tính khái quát, và từ khái quát đến cụ thể
– Tính lí trí, logic:
- Từ ngữ: Dùng đúng 1 nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
- Câu văn thì chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
- Kết cấu văn bản: Các câu văn được liên kết chặt chẽ mạch lạc với nhau. Kể cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
- Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
- Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Cách nhận biết là dựa vào những đặc điểm: nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,…
Phong cách ngôn ngữ báo chí:
– Tính thông tin thời sự: Thông tin hot,nóng trong ngày, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…
– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn, xúc tính nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường sẽ dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo, và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
– Tính sinh động, hấp dẫn: Người viết báo thường, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.
Cách nhận biết ngôn ngữ báo chí:
- Văn bản báo chí rất dễ nhận biết sẽ được trích dẫn trên bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( báo nào? Thời gian nào?)
Phong cách ngôn ngữ hành chính:
– Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định của nó.
– Tính minh xác: Không sử dụng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi hoặc sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi
– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….
Cách nhận nhận biết văn bản hành chính: Thông thường chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc
- Mở đầu: Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản
- Kết thúc: Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản
Qua bài viết Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ trong văn học? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
có những loại phong cách ngôn ngữ nào
có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ trong văn học
lớp 11 có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ
có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
có tất cả bao nhiêu phong cách ngôn ngữ
có bn phong cách ngôn ngữ
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com