Nhiều người thắc mắc Tổng hợp thuật ngữ đông y – y học cổ truyền viết tắt bạn nên biết Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- thuật ngữ trong genshin impact viết tắt
- GH là quốc gia nào viết tắt của từ gì?
- GM có nghĩa là gì viết tắt của từ gì?
Tổng hợp thuật ngữ đông y – y học cổ truyền viết tắt bạn nên biết
Đôi nét về đông y:
Đông y hay y học cổ truyền Trung Quốc là một nhánh của y học cổ truyền được phát triển dựa trên hơn 3.500 năm hành nghề y của Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức khác nhau như thảo dược, châm cứu, trị liệu bằng cạo gió, xoa bóp, nắn xương, khí công và liệu pháp ăn kiêng, nhưng gần đây cũng chịu ảnh hưởng của y học phương Tây hiện đại.
Đông y được sử dụng rộng rãi trong vùng văn hóa Đông Á nơi có một lịch sử lâu dài, và những năm sau đó, Đông y ngày càng được phổ biến trên toàn cầu. Một trong những nguyên lý cơ bản của Đông y là năng lượng sống của cơ thể (khí), không phải là một hiện tượng đã được kiểm chứng về mặt khoa học, được cho là lưu thông qua các đường đi, được gọi là các kinh lạc, được cho là có các nhánh kết nối với các cơ quan và chức năng cơ thể.”
Tổng hợp thuật ngữ đông y – y học cổ truyền viết tắt bạn nên biết
Bất túc = không đủ, yếu
Bi = Đau buồn, đau thương
Biểu = Phần ngoài, da (biểu bì)
Bình = Trung hòa, không nóng, không lạnh
Bối = Lưng
Cam = Ngọt
Cách = Phân chia, chia cách
Cảnh = Cổ
Chỉ = Cầm, làm giảm
Chích = Tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng
Dịch = Chất lỏng (ví dụ: Tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: Ôn dịch)
Đại tiện = Đi cầu
Đạm = Nhạt
Điền trướng = Đầy tức
Hàm = Mặn
Hãm = Ngâm trong nước nóng
Hàn = Lạnh
Hãn = Mồ hôi
Hạng = Gáy
Hành = Làm cho lưu thông
Hiếp = Sườn
Hỏa = Nhiệt
Hoạt = Làm cho di chuyển dễ dàng
Hư = Thiếu, yếu, suy
Hung = Lồng ngực
Hữu = Bên phải
Huyền = Căng cứng
Huyễn vựng = Chóng mặt hoa mắt
Hỷ = Vui vẻ, sung sướng
Khái = Ho
Khổ = Đắng
Khu = Trừ, loại trừ
Khủng = Sợ hãi
Kiên = Vai
Kiện = Làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ)
Kiện vong = Hay quên
Kinh = Kinh hãi, sửng sốt quá mức
Lao = Hao, gầy
Liễm = Khống chế, kềm chế
Loan = Co rút
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu
Lý = thông (ví dụ lý khí); ở trong, phần trong
Mãn = đầy, óc ách
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Nhiệt = nóng
Nhuận = làm điều hòa, dễ dàng
Nhục = thịt, cơ
Nộ = tức giận
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh)
Ôn = ấm
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hãn)
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi)
Phong = gió
Quan = bế tắc, đóng giữ
Sao = rang
Sáp = làm săn, se lại
Sôn tiết = ăn vào tả ra
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái
Tân = cay
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết)
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ
Tàng = chứa
Táo = khô
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng
Thanh=màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ)
Thấp = ẩm
Thất tình = 7 thứ tình cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)
Thống = nhức; điều khiển
Thử = nắng
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên
Tích = đường cột sống
Tiểu tiện = đi tiểu
Toan = chua
Trệ = trì trệ, không thông
Trung tiện = đánh rắm, địt
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già)
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ
Tư = tư lự, lo nghĩ
Tức = hơi thở
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn
Uất = tắc nghẽn, không thông
Ưu = u sầu, buồn bã
Yêu cổ = ngang thắt lưng và vế
VỊ TÍNH
- Vị có 5: Toan (chua), Khổ (đắng), Cam (ngọt), Tân (cay), Hàm (mặn).
- Tính có 4: Hàn (lạnh), Nhiệt (nóng), Ôn (ấm), Lương (mát).
- Các chữ phụ bên như: Vi (rất nhỏ, rất ít), Tiểu (ít, nhỏ), Đại (lớn, nhiều).
Nguồn: https://www.chutluulai.net/
Qua bài viết Tổng hợp thuật ngữ đông y – y học cổ truyền viết tắt bạn nên biết của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com