Nhiều người thắc mắc Lỗ châu mai tiếng anh là gì? ai lấy thân mình lấp năm 1950? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.
Bài viết liên quan:
- Paylak có nghĩa là gì trên facebook?
- Ancut có nghĩa là gì có thô tục không?
- Chơi lỗ nhị có sướng không?
Lỗ châu mai tiếng anh là gì? ai lấy thân mình lấp năm 1950?
Lỗ châu mai tiếng anh là gì?
Lỗ châu mai tiếng anh là loophole.
Vậy lỗ châu mai là dạng lỗ như thế nào?
Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây ở phía trên hay phần dưới của công trình quân sự như pháo đài, lô cốt,… Cũng có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe tăng, xe bọc thép… mà qua đó một xạ thủ có thể đặt súng, cung tên lọt vào lỗ và bắn trả đối phương.
Các bức tường bên trong, phía sau lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên (>30 độ) để các xạ thủ có một tầm nhìn và góc bắn rộng. Lỗ châu mai có rất nhiều dạng. Một dạng phổ biến và dễ nhận biết là hình chữ thập. Góc độ thẳng đứng và lỗ nhỏ cho phép cung thủ tự do thay đổi độ cao và hướng của tầm bắn nhưng lại làm cho phía quân của đối phương tấn công khó khăn hơn vì chỉ có một mục tiêu ngắm bắn khá nhỏ. Để tiêu diệt được kiểu phòng ngự này cần phải sử dụng số quân áp đảo mới có thể thắng.
Lỗ châu mai thường có mặt trong các bức tường bao của các kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân Đồng minh đổ bộ lên đảo trận Iwo Jima, quân Nhật đã áp dụng cách này để đánh trả đối phương. Quân Mỹ dù chiến thắng nhưng thiệt hại rất nhiều, một phần vì do chiến thuật của quân Nhật. Đặc biệt, cách cố thủ trong các lô cốt và dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai để tiêu diệt quân đối phương còn rất hiệu quả khi đối phó với chiến thuật biển người. Cách này được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Lỗ châu mai ai lấy thân mình lấp năm 1950?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của Quân đội Việt Nam, anh hùng Phan Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai của quân Pháp, cách nơi anh đang băng bó khoảng 200m. Tiếng súng đạn bỗng im bặt, Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13 tháng 3. Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tiểu sử người lấp lỗ châu mai:
Phan Đình Giót là 1 vị anh hùng dân tộc đã dùng thân mình che lấp chỗ châu mai mặc dù cơ thể anh đang bị thương và băng bó nhưng anh đã không quản ngại thân xác của mình để hi sinh cho chiến thắng dân tộc Việt Nam.
Phan Đình Giót (1922-1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh,ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo. Bố ông bị chết vì đói. Ông phải đi ở từ năm 13 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất vả.[3] Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Qua bài viết Lỗ châu mai tiếng anh là gì ai lấy thân mình lấp năm 1950? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com