Bài viết liên quan:
- Thuốc dostinex 0.5mg là thuốc gì?
- Thuốc dermatix trị sẹo lõm có tốt không?
- Thuốc cyclogest có tác dụng gì?
Thuốc doping là thuốc gì? có tác dụng gì? mua bán ở đâu?
Doping là gì?
Doping là tên gọi chung của các chất kích thích. Doping có 3 dạng thông dụng là: Doping máu (tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu) như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin). Doping cơ (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormôn), Doping thần kinh (ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh).
Các chất doping bao gồm chất kích thích, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc tăng đồng hóa, thuốc lợi tiểu, các hormone peptide và đồng đẳng. Ngoài ra, một số chất kích thích quen thuộc như rượu, bia, thuốc gây tê tại chỗ… cũng bị liệt vào danh sách các chất doping.
Một số chất doping:
Chất kích thích: amineptin, amiphenazole, amphetamines, bromantan, caffeine… và các đồng đẳng.
Chất giảm đau gây nghiện: morphin, buprenorphine, methadone, pethidine, diamorphine (heroin)… và các đồng đẳng
Chất tăng đồng hoá: nandrolone, clostebol, metandienone, stanozolol… và các đồng đẳng.
Chất lợi tiểu: bumetanide, acetazolamide, chlortalidone, etarynic acid… và các đồng đẳng.
Cách thức hoạt động của doping máu:
Thực chất, doping máu là hình thức đưa thêm các tế bào hồng cầu vào trong dòng lưu thông máu của vận động viên. Mặc dù nghe rất đơn giản và có vẻ không giống gian lận trong thể thao nhưng doping máu là một hình thức gian lận tinh vi và khó bị phát hiện. Các tế bào hồng cầu chứa oxy, được đưa vào máu của cơ thể giúp cho việc đưa oxy đến cơ bắp được nhanh hơn, số lượng lớn hơn, do đó, cơ thể có thể hoạt động ở tần suất cao hơn, mạnh hơn, bền hơn. Với mục đích nâng cao thành tích thi đấu của vận động viên, doping máu được sử dụng nhiều trong các bộ môn thể thao như đua xe đạp, bơi hay chạy đường dài. Năm 1985, doping máu chính thức bị cấm ở Olympic.
BS. Michael Joyner tại Bệnh viện Mayo ở Minnesota, Mỹ cho biết, “doping máu giúp giảm mệt mỏi bằng cách tăng cung cấp oxy để các cơ vận động. Điều này không làm tăng lực tối đa mà cơ thể tạo ra nhưng nó sẽ cho phép các cơ bắp làm việc nhiều hơn trong thời gian dài mà không mệt mỏi”. Phương pháp phổ biến nhất của doping máu là sử dụng máu tươi, sau đó chiết những tế bào hồng cầu có chứa oxy ra. Những tế bào hồng cầu này sau đó được đem đi đông lạnh và bảo quản chờ đến khi sử dụng. Trước giờ thi đấu, những vận động viên gian lận sẽ bí mật đưa những tế bào hồng cầu vào tĩnh mạch để bổ sung oxy trong dòng máu cơ thể. Những vận động viên lấy máu tự thân sẽ khiến họ xanh xao, mệt mỏi trong thời gian ngắn nhưng nếu lấy hồng cầu từ bên ngoài thì vận động viên không có hiện tượng này.
Phương pháp thứ hai của doping máu là sử dụng hormon kích thích sản sinh hồng cầu có tên là erythropoietin (EPO). EPO được sản sinh từ thận trong cơ thể, được đưa đến và gắn kết với tủy để tăng lượng hồng cầu trong máu. Việc phát hiện vận động viên sử dụng doping trong trường hợp này rất khó khăn vì sự khác biệt giữa EPO nội sinh và EPO tái tổ hợp không lớn. Hơn nữa, EPO tồn tại trong cơ thể với thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 48 giờ. Theo BS. Joyner: “Việc vận động viên tiêm doping máu vào thứ hai nhưng đến xét nghiệm lại vào ngày thứ tư thì khó có khả năng bị phát hiện. Trong khi đó, công dụng của EPO trong cơ thể lại tồn tại trong vòng 90 ngày kể từ ngày tiêm”. Trong trường hợp này, việc đếm số lượng hồng cầu trong cơ thể vận động viên có thể hữu ích vì lượng hồng cầu trong cơ thể thường nằm trong khoảng nhất định, nếu số hồng cầu vượt quá mức bình thường thì đó là dấu hiệu của doping máu.
Những tác hại từ việc dùng doping:
– VĐV nữ có xu thế nam hóa
Khi sử dụng thuốc tăng đồng hóa mà đại diện là các loại thuốc bắt nguồn từ kích dục tố nam testosterone nhằm làm tăng thể tích và sức mạnh cơ, các VĐV nữ có xu thế nam hóa như giọng nói trầm lại, nổi mụn, mọc râu, mọc lông và rối loạn kinh nguyệt, còn VĐV nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm và có thể dẫn đến liệt dương. Ngoài ra, nó còn gây ra tình trạng giữ muối (Na+) dễ dẫn đến suy tim hoặc suy thận. Loại dược phẩm này còn có thể gây bệnh gan ứ huyết và ung thư gan.
– Làm yếu cơ, to các đầu chi
Các nội tiết tố tăng trưởng thường được sử dụng với mục đích làm tăng sức bền cho vận động viên. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng nó sẽ làm yếu cơ, to các đầu chi hoặc gây bệnh tiểu đường.
– Gây hội chứng run rẩy
Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như amphetamin có vẻ giúp vận động viên tăng sức. Nhưng nghiên cứu cho thấy, khi vận động viên dùng nhiều, chúng không làm tăng lực và sức bền cho cơ, mà còn gây ra hội chứng run rẩy, thiếu tự tin, mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.
– Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa
Phương pháp doping “máu” làm tăng lượng hồng cầu, từ đó tăng khả năng cung cấp ôxi cho các tế bào, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Tuy nhiên, những vận động viên áp dụng phương pháp này có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV. Thêm vào đó, nếu truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn, có thể dẫn đến nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.
Mặc dù sử dụng doping có nguy cơ gây hại cao cho sức khoẻ, song hiện tượng này vẫn rất phổ biến trên thế giới, do các vận động viên phải chịu sức ép thành tích quá lớn. Trong một cuộc điều tra ở Pháp, 80% số vận động viên được hỏi cho biết họ sẵn sàng sử dụng doping nếu việc này chắc chắn dẫn họ đến ngôi vị quán quân trong các giải đấu Châu âu
Thuốc doping mua bán ở đâu?
– Thuốc doping hiện nay là loại chất cấm không thể mua được và nếu bán thì chỉ có ở những chợ đen mà thôi.
Qua bài viết Thuốc doping là thuốc gì có tác dụng gì mua bán ở đâu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
- thuốc doping cho gà chọi
- giá thuốc doping
- các loại thuốc doping
- thuốc lợi tiểu doping
- thuốc doping trong thể thao
- thuoc doping cho ga da
- thuoc doping cho ga don
- thuoc vien doping
Ngọc Thảo là một chuyên gia tâm lý học uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và tư vấn cá nhân. Với sự chuyên nghiệp và sự tận tâm, cô đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề và phát triển bản thân. Ngọc Thảo là biên tập viên chính trên website chiembaomothay.com